Thursday, April 27, 2017

Tại sao niềng răng lại khiến răng bị đau ?

Kỹ thuật niềng răng giúp răng đều đẹp mà không hề xâm lấn răng bằng việc dịch chuyển răng với tốc độ cực nhỏ. Tuy vậy,  niềng răng không có nghĩa là sẽ không tạo  cảm giác khó chịu khi tiến hành niềng răng. Chính vì thế, thực hiện niềng răng có đau không và tại sao áp dụng niềng răng lại khiến răng bị đau?

Niềng răng đau không?

Thực sự niềng răng không gây đau mà chỉ hơi khó chịu. Bởi lúc này răng vẫn chưa kịp thích ứng với việc bỗng nhiên phải chịu lực tác động của mắc cài dẫn đến những cảm giác ê buốt khó chịu. Nhưng cảm giác này sẽ rất nhanh biến mất khi răng đã thích ứng dần. Vậy tại sao lại có trường hợp bị đau khi niềng răng?





Niềng răng không gây đau mà chỉ gây khó chịu


Những trường hợp bị đau khi niềng răng đa phần là do các nguyên nhân sau:

– Nền răng yếu: Nếu nền răng của người chỉnh nha không chắc khỏe thì sự di chuyển của răng và thay đổi của xương ở chân răng dù rất nhỏ vẫn có thể gây ra cảm giác ê ẩm. Tương tự khi răng và xương quá nhạy cảm cũng sẽ gây ra cảm giác ê đau khi niềng răng.

Thông tin về dịch vụ  niềng răng bao lâu

– Kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo: Khi kỹ thuật chỉnh nha thô sơ và không được tối ưu thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn khó chịu và ê đau ở răng. Chẳng hạn như khi chỉ định tăng lực không phù hợp, đốt cháy giai đoạn sẽ khiến cho quá trình niềng răng trở nên vô cùng đau đớn.


– Loại mắc cài không đảm bảo: Nếu mắc cài đảm đảm thì sự co kéo của dây cung sẽ không gây ra ma sát trong rãnh mắc cài. Nhưng ngược lại, nếu mắc cài không đảm bảo thì lực ma sát sẽ lớn làm cho răng bị đau. Trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng mắc cài thông thường để niềng răng.

– Không giữ gìn trong khi niềng răng: Việc ăn nhai không chú ý giữ gìn hoặc ăn đồ quá cứng sẽ tác động lên mắc cài làm ảnh hưởng đến răng. Khi đang dịch chuyển răng thường khá nhạy cảm trong khi đó lại phải chịu lực nhai lớn và không ổn định như vậy thì rất dễ bị đau và ê buốt.

Để tránh tình trạng bị đau khi niềng răng, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn, thực hiện đúng các chỉ định, dặn dò của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như chăm sóc răng miệng trong khi niềng răng.


Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline:  (+84 8) 66820246

TG: LKH

Tuesday, April 25, 2017

Quy trình niềng răng cho trẻ em

Trẻ em ở độ tuổi phát triển thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe răng miệng, đáng chú ý là răng bị lệch lạc. Chính vì thế, lập kế hoạch để điều trị chỉnh nha là điều quan trọng để giúp trẻ phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.


Thông tin về dịch vụ  niềng răng bao lâu

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo các giai đoạn phát triển răng của trẻ để hiểu rõ hơn trước khi quyết định niềng răng cho trẻ em.








Niềng răng cho trẻ em để hạn chế hiện tượng lệch lạc của răng

Các giai đoạn niềng răng cho trẻ em được chia thành 3 giai đoạn:


Giai đoạn răng sữa

Nhiều người nghĩ rằng răng sữa không quan trọng bởi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhưng quan niệm này đã sai lầm vì răng sữa có vai trò rất quan trọng, là khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Một khi răng sữa mất sớm khoảng trống đó sẽ khiến các răng vĩnh viễn bị di chuyển lệch lạc ở vị trí mất răng. Thậm chí, răng sẽ mọc chen chúc nhiều hơn khi răng cối sữa mất sớm, bị mọc kẹt hoặc mọc lệch vào trong. Thực hiện niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền hiện nay?

Do vậy bạn phải đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để nha sĩ tư vấn niềng răng, bởi niềng răng sẽ giúp điều chỉnh răng vĩnh viễn.


Niềng răng cho trẻ em

Niềng răng cho trẻ em

Giai đoạn răng hỗn hợp từ 6 đến 12 tuổi

Chuyên gia nha khoa đánh giá ở độ tuổi từ 8-11 là phù hợp nhất cho việc niềng răng cho trẻ. Nhiều phụ huynh thường đợi trẻ từ 12-14 tuổi mới tiến hành niềng răng cho trẻ nhưng lúc này răng của bé cơ bản đã mọc vĩnh viễn đầy đủ nên rất khó để điều trị niềng răng. Niềng răng sớm cho trẻ vừa thuận lợi hơn trong việc đeo khí cụ để điều chỉnh xương hàm để các răng vĩnh viễn mọc lên ở các khoảng trống, chính vì vậy sẽ hạn chế được tình trạng phải nhổ răng trước khi tiến hành niềng răng.

Niềng răng cho trẻ em

Việc điều chỉnh niềng răng cho trẻ có hiệu quả cao còn phụ thuộc vào việc bạn có đưa trẻ đến nha sĩ đúng thời điểm

Giai đoạn răng vĩnh viễn từ 13 đến 21 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ phát triển nhanh, thường gọi là giai đoạn dậy thì nên cấu trúc xương hàm của trẻ cũng phát triển mạnh và gần như hoàn thiện. Từ 12-13 tuổi bộ răng sẽ mọc thêm răng cối lớn thứ 2 và vào lúc 18 tuổi răng cối lớn thứ ba (răng số 8 hay răng khôn) sẽ mọc. Chính ở giai đoạn này xương hàm và răng sẽ có những biểu hiện dễ gặp chính là hô, móm hay răng mọc lệch, chen chúc… Cho nên đây cũng là giai đoạn mà phụ huynh đưa trẻ đến niềng răng nhiều nhất.

Việc điều chỉnh niềng răng cho trẻ có hiệu quả cao còn phụ thuộc vào việc bạn có đưa trẻ đến nha sĩ đúng thời điểm hay không. Bác sĩ sẽ kiểm soát được răng và xương hàm của trẻ phát triển như thế nào từ đó lên kế hoạch điều trị kịp thời nhất.



Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline:  (+84 8) 66820246

TG: Hà Liên

Monday, April 24, 2017

Thời gian thực hiện niềng răng bao lâu ?

Các đối tượng không may mắn bị mắc phải các nhược điểm về răng như hô, vẩu, răng thưa… thường luôn e ngại về thẩm mỹ cũng như sức khỏe của hàm răng. Thế nhưng, trước quá nhiều những thông tin về các kỹ thuật niềng răng cũng như những khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành một ca niềng răng làm cho nhiều người có ý định niềng răng phải đau đầu. Họ không thể nào quyết định nên lựa chọn dịch vụ nào cũng như thời gian niềng răng bao lâu là nhanh.

Các phương pháp niềng răng hiện nay

Thông tin về dịch vụ  niềng răng bao lâu

Hiên nay có rất nhiều phương pháp niềng răng đang được áp dụng cho nhiều trường hợp răng miệng khác nhau. Tuy nhiên tự trung lại vẫn có 2 phương pháp niềng răng đó là niềng răng mắc cài cố định và niềng răng không mắc cài. Niềng răng mắc cài cố định bao gồm các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng mắc cài mặt trong. Niềng răng mắc cài cố định hiệu quả rất cao và phù hợp với những đối tượng có răng lệch lạc quá lớn. Niềng răng không mắc cài phù hợp với những người răng lệch lạc ít, đồng thời rất tiện lợi để vệ sinh răng miệng nên loại này được nhiều người tin dùng hiện nay.



Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng bao lâu là nhanh nhất?

Tùy theo từng trường hợp mà thời gian niềng răng cũng như niềng răng hô giá bao nhiêu sẽ khác nhau, ngoài ra các yếu tố như cấu trúc răng, độ tuổi khách hàng, xương hàm có phức tạp không… thì thời gian niềng răng cũng khác nhau. Những bệnh nhân có sức khỏe bình thường thì thời gian niềng răng khoảng 18 tháng và nếu không cần nhổ răng. Đối với trường hợp răng có cấu trúc phức tạp thì thời gian có thể lên đến 24 tháng. Những trường hợp răng mọc ngầm thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn vì phức tạp hơn.

Như vậy có thể thấy thời gian niềng răng nhanh nhất là vào khoảng 1 năm và trung bình là 1,5 năm đối với các trường hợp dễ, lệch lạc ít. Tuy nhiên với từ 1-2 năm thì cũng không phải là quá lâu để sở hữu một hàm răng đều và đẹp.

Độ tuổi nào tốt nhất để niềng răng?
Độ tuổi niềng răng hợp lý nhất là giai đoạn từ 12-15 tuổi vì lúc này xương hàm đang ở giai đoạn phát triển cũng là lúc thích hợp để thay đổi cấu trúc xương và cơ hàm nhai. Nếu sau độ tuổi này, thời gian điều trị niềng răng có thể kéo dài thời gian hơn.

Không để ăn uống ảnh hưởng đến việc niềng răng

Khi niềng răng, Thời gian niềng răng bao lâu là nhanh nhất phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống của bạn sẽ phải hạn chế hơn để đảm bảo tốt cho răng và thời gian điều trị. Bạn nên hạn chế thức ăn dai, dẻo và cứng để không ảnh hưởng đến mắc cài và việc vệ sinh răng miệng. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra acid, gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh các loại nước ngọt, soda, tránh uống trà, nước ép quả. Cũng không nên nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng khi đang trong quá trình niềng răng

Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline:  (+84 8) 66820246

TG: Hà Liên